[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P11)
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
- A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
- B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
- D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Câu 2: Ý nghĩa về tên nước Âu Lạc là:
- A. Tên Âu Lạc hay hơn tên Văn Lang.
- B. Kết hợp từ chữ Lạc Long Quân - Âu Cơ.
- C. Do thần thánh sáng tạo ra.
D. Người Tây Âu và Lạc Việt.
Câu 3: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần (cuối thế kỉ III TCN) là:
- A. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của Thục Phán.
B. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của Vua Hùng.
- C. Nước Âu Lạc có quân đội thường trực mạnh, vũ khí tốt.
- D. Nước Âu Lạc có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
Câu 4: Vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là:
- A. Giáo đồng.
- B. Rìu chiến.
- C. Dao găm đồng.
D. Nỏ (dùng mũi tên đồng).
Câu 5: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 6: Người Lạc Việt và người Âu Việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
- A. Văn Lang.
- B. Lạc Việt.
- C. Âu Việt.
D. Âu Lạc.
Câu 7: Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:
- A. Thành Vạn An.
- B. Thành Tống Bình.
- C. Thành Long Biên.
D. Thành Cổ Loa.
Câu 8:Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nữ giới:
A. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- B. Mặc áo và váy xòe.
- C. Mặc váy, áo xẻ giữa, đeo trang sức.
- D. Mặc áo và váy xòe, đeo trang sức.
Câu 9: Những hoạt động trong ngày lễ hội của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
- A. Đấu vật.
- B. Đua thuyền.
- C. Nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, tiếng sáo, trống, chiêng.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:
- A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
- B. Thu tô thuế nặng nề, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.
- C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
D. Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
Câu 11: Chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý là chính sách cai trị về kinh tế của:
- A. Nhà Lương.
B. Nhà Hán.
- C. Nhà Ngô.
- D. Nhà Đường.
Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng sự chuyển biến về kinh tế ở nước ta dưới thời Bắc thuộc:
- A. Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
- B. Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi.
- C. Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.
D. Người Việt đã đã tiếp thu kĩ thuật làm giấy từ Ấn Độ để làm ra các loại giấy có chất lượng tốt.
Câu 13: Biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:
- A. Những cuộc đấu tranh chống lại phương Bắc.
B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.
- C. Đứng đầu làng xã là hào trưởng ngưởi Việt.
- D. Lễ hội diễn ra thường xuyên.
Câu 14: Bài thơ sau đây của Hồ Xuân Hương nói đến truyền thống văn hóa nào của người Việt:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.
- A. Trồng cau.
B. Ăn trầu.
- C. Hội làng.
- D. Nhuộm răng.
Câu 15: Trước âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc, người Việt:
A. Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.
- B. Bỏ phong tục tập quán của người Việt, theo phong tục tập quán của phương Bắc.
- C. Sẵn sàng học theo văn hóa của người phương Bắc.
- D. Chấp nhận tuân theo những chính sách đồng hóa của phương Bắc.
Câu 16: Đầu năm 544, Lý Bí lập nước Vạn Xuân và cho:
- A. Dựng điện Vạn Thọ.
- B. Xây chùa Khai Quốc.
- C. Xây thành Vạn An.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 17: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng:
A. Gần 10 năm.
- B. Gần 11 năm.
- C. Gần 12 năm.
- D. Gần 13 năm.
Câu 18: Cuộc khởi nghĩa thu hút vào chục vạn người tham gia, được nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp là:
- A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- B. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
- C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 19: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc những lễ, tết nào?
A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
- C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
- D. Lễ hội té nước, tết Trung thu.
Câu 20: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
- A. Khởi nghĩa lan rộng, làm cho toàn thể Giao Châu chấn động.
B. Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
- C. Bà Triệu xưng vương.
- D. Quân Ngô tháo chạy về nước.
Câu 21: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là:
- A. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc, thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
B. Chính sách cai trị khắc nghiệt của nhà Lương khiến người Việt ngày càng khốn khổ.
- C. Mâu thuẫn giữa người Việt và nhà Hán.
- D.Bất bình với chính sách cai trị của nhà Ngô.
Câu 22: Sự ra đời của nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa:
- A. Hai Bà Trưng.
B. Lý Bí.
- C. Mai Thúc Loan.
- D. Phùng Hưng.
Câu 23: Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành quyền tự chủ:
- A. Lâm Ấp.
B. Khu Liên.
- C. Phùng Hưng.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 24: Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến:
- A. Ninh Thuận ngày nay.
- B. Bình Thuận ngày nay.
- C. Quảng Nam ngày nay.
D. Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay.
Câu 25: Vương quốc Chăm-pa là cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với các thương nhân:
- A. Ả Rập.
- B. Trung Hoa.
- C. Ấn Độ.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 26: So với vương quốc Chăm-pa, tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam có điểm gì khác biệt?
- A. Vua nắm trong tay quyền lực tối cao và tuyệt đối.
- B. Vua là người đứng đầu nhà nước, dưới vua là một hệ thống quan lại.
C. Nô lệ chiếm phần lớn tỉ lệ cư dân, chủ yếu phục vụ trong các giai đình quý tộc.
- D. Xã hội gồm các lực lượng: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
Câu 27: Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc:
A. Thủy triều dâng cao.
- B. Thủy triều đang xuống.
- C. Quân ta chưa đóng xong cọc ngầm.
- D. Quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm.
Câu 28: Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?
- A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường.
B. Xoa dịu mâu thuẫn giũa nhân dân An Nam với nhà Đường.
- C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn.
- D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường.
Câu 29: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là:
- A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
- B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
- C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này.
D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.
Câu 30: Chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ trong vòng:
- A. 5 năm.
B. 10 năm.
- C. 6 năm.
- D. 9 năm.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận