Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P3)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kiểm tra một tiết - học kì I tham khảo . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

 Câu 1: Ở khu vực Trung Á quốc gia nào có tỉ lệ dân số theo đạo Phật cao?

  • a.Cadăctan                    
  • b.Tagikixtan                  
  • C. Mông Cổ             
  • d. Curơguxtan

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây chưa đúng của xu thế toàn cầu hóa TG:

  • A.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa có giá trị lớn và tăng mạnh.
  • B. Hoạt động đầu tư quốc tế tăng mạnh.
  • C. Chuyển giao kĩ thuật công nghệ và hợp tác trên cơ sở chuyên môn hóa.
  • D. Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước đang phát triển.

Câu 3: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới?

  • A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác lớn nhất.
  •  B. Bắc Mĩ là khu vực tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất.
  • C. Trung Á là khu vực có sự chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng nhỏ nhất.
  • D. Chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng của Trung Á lớn hơn Đông Âu.

Câu 4: Nhận định đúng nhất về đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là:

  • A.Án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương                                                 
  • B. Tiếp giáp với 2 lục địa                           
  • C. Tiếp giáp với 3 châu lục  (Á – Âu – Phi)                       
  • D. Án ngữ con đường giao thông quan trọng từ châu Á sang châu Phi

Câu 5: Diện tích của khu vực Trung Á rộng khoảng:  

  •  A. 5 triệu Km2           
  • B. 6 triệu Km2                         
  • C. 7 triệu Km2                 
  • D. 5,6 triệu Km2

Câu 6: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành trên cơ sở:

  • A. Những quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội.
  • B. Những quốc gia có mối quan hệ truyền thống lâu dài.
  • C. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển             
  • D. Những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển

Câu 7: Cho bảng  số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %)

Nhóm  tuổi

0 – 14

15 - 64

65 trở lên

Đang phát triển

32

63

5

Phát triển

17

68

15

 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước?

  • A. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ.
  • B. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số già.
  • C. Nhóm nước phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp.
  • D. Nhóm nước đang phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp.

Câu 8: Cho bảng  số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %)

Nhóm  tuổi

0 - 14

15 - 64

65 trở lên

Đang phát triển

32

63

5

Phát triển

17

68

15

Để thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển, giai đoạn 2000 – 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất. A. Cột chồng .         

  • B. Miền.                     
  • C. Tròn.                      
  • D. Đường.

Câu 9: Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU PHI, GIAI ĐOẠN 1985 – 2004 (Đơn vị: %)

  • Năm

    Quốc gia

    1985

    1990

    1995

    2000

    2004

     

    • Nam Phi

     

    -1,2

    -0,3

    3,1

    3,5

    3,7

Để thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi, giai đoạn 1985-2004, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A. Cột .                      
  • B. Miền.                     
  • C. Tròn.                      
  • D. Đường.

Câu 10: Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na thuộc các nhóm nào trong các nhóm sau đây:

  • A. Các nước phát triển.                         
  • B. Các nước chậm phát triển.
  • C. Các nước công nghiệp mới.               
  • D. A và C đúng.

Câu 11: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:

  • A. Xuất hiện và hình thành nền kinh tế tri thức.                        
  • B. Xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
  • C. Hướng nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều sâu.
  • D. Phát triển kinh tế dựa vào kĩ thuật và công nghệ.

Câu 12: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng TG (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của:

  • A. Thương mại TG phát triển mạnh.                
  • B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  • C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh.          
  • D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò lớn.

Câu 13: Trái Đất nóng dần lên là do:

  • A. Mưa axit ở nhiều nơi trên TG.                               
  • B. Tầng ôdôn bị thủng.
  • C. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển.                 
  • D. Băng tan ở hai cực.

Câu 14: Giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia châu Phi để phát triển kinh tế là:

  • A. Khai thác hợp lý TNTN         
  • B. Tăng cường thủy lợi hóa     
  • C. Tăng cường khai thác rừng, khoáng sản để thu ngoại tệ  
  • D. Ý A và B đúng.

Câu 15: Điểm khác biệt cơ bản về kinh tế của các nước Mỹ La-tinh so với các nước Châu Phi là:

  • A. Tốc độ tăng trưởng thường không ổn định
  • B. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức bình quân của thế giới
  • C. Có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế
  • D. Kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.

Câu 16: Thế mạnh nông nghiệp chủ yếu của các nước Trung Á hiện nay, chính là:

  • A. Trồng cây lương thực, cây ăn quả.                       
  • B. Chân nuôi gia cầm, thủy sản.
  • C. Chăn nuôi gia súc kiểu du mục, trồng bông vải.   
  • D. Trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 17:  Hoa Kì nằm giữa 2 đại dương lớn là:

  • A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương         
  • B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
  • C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương            
  • D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

Câu 18: Ngành kinh tế nào chiếm 0,9% GDP của Hoa Kì năm 2004?

  • A. Nông nghiệp                                            
  • B. Dịch vụ
  • C. Công nghiệp                                            
  • D. Công nghiệp dệt- may.

Câu 19:  Sáu nước thành viên ban đầu của EU là:

  • A. Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua
  • B. Pháp, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Hà Lan, Luc-xăm-bua
  • C. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua
  • D. Thụy Sĩ, Đức, Ý, Bỉ, Phần Lan, Thụy Điển, Anh.

Câu 20: Cơ quan đầu não nào của EU giữ vai trò tham vấn, ban hành các quyết định và điều lệ?

  • A. Tòa án châu Âu                                        
  • B. Cơ quan kiểm toán

  • C. Hội đồng bộ trưởng EU                            

  • D. Nghị viện châu Âu

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển?

  • A. Nghèo tài nguyên                
  • B. Sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân

    C. Xung đột sắc tộc                  

  • D. Sự yếu kém trong quản lí đất nước

Câu 22: Ý nào sau đây không thuộc giải pháp cải cách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia Mĩ Latinh?

  • A. Quốc hữu một số ngành kinh tế.
  • B. Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
  • C. Khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
  • D. Phát triển giáo dục.

Câu 23: Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển loại cây trồng thích hợp nào?

  • A. Lúa gạo                      
  • B. Lúa mì              

  • C. Bông                
  • D. Cao lương.


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác