[Cánh diều] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:
- A. Hùng Vương.
B. Thục phán.
- C. Mai Thúc Loan.
- D. Ngô Quyền.
Câu 2: Nước Âu Lạc ra đời vào năm:
- A. 218 TCN.
B. 208 TCN.
- C. 207 TCN.
- D. 179 TCN.
Câu 3: Thục Phán lên ngôi, xưng là:
- A. Hùng Vương.
- B. Hoàng đế.
C. An Dương Vương.
- D. Thiên tử.
Câu 4: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:
- A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
- C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
- D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Câu 5: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 6: Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:
- A. Thành Vạn An.
- B. Thành Tống Bình.
- C. Thành Long Biên.
D. Thành Cổ Loa.
Câu 7: Người nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hợn trong việc trị nước ở Âu Lạc là:
- A. Lạc tướng.
- B. Hùng Vương.
C. An Dương Vương.
- D. Bồ chính.
Câu 8: Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:
- A. Tấm che ngực.
B. Nỏ Liên châu.
- C. Mũi tên đồng.
- D. Giáo hình lá mía.
Câu 9: An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích:
- A. Mở rộng lãnh thổ bằng cách gây chiến tranh với các nước.
B. Đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- C. Kiến trúc và trình độ luyện kim đạt trình độ cao.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10: So với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, điểm mới của nhà nước Âu Lạc là:
- A. Lãnh thổ mở rộng hơn, chia thành nhiều bộ.
- B. Lực lượng quân đội khá đông.
- C. Vũ khí có nhiều cải tiến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Trong thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì:
A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước.
- B. Công cụ lao động bằng sắt phát triển vượt bậc.
- C. Có sự trao đổi, buôn bán vũ khí với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
- D. Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự cao hơn thời Văn Lang.
Câu 12: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương:
- A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
- B. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng,
- C. Cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 13: Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:
A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
- C. Cây tre trăm đốt.
- D. Rùa vàng (Rùa Thần).
Câu 14: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:
- A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
- C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.
- D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.
Câu 15: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực:
- A. Sông Hồng.
- B. Sông Mã.
- C. Sông Cả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ:
- A. V TCN.
- B. VI TCN.
C. VII TCN.
- D. VIII TCN.
Câu 17: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
- A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 18: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
- B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
- C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
- D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Câu 19: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
- A. Hoàng đế.
- B. Thiên tử.
C. Hùng Vương (vua Hùng).
- D. Lạc tướng.
Câu 20: Người đứng đầu một bộ là:
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
- C. Vua Hùng.
- D. Lạc dân.
Câu 21: Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:
- A. Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến.
- B. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
- C. Nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
Câu 22: Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
- B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
- C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
- D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.
Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:
- A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
- C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
- D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
- B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
- D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
Câu 25: Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới:
A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
- B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
- C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
- D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.
Câu 26: Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay:
- A. 4 000 năm.
- B. 3 500 năm.
C. 2 700 năm.
- D. 2 000 năm.
Câu 27: Vua Hùng và lạc dân có mối quan hệ:
- A. Xa cách.
- B. Gần gũi.
- C. Phân biệt.
- D. Lạc dân không được nhìn thấy mặt Vua Hùng.
Câu 28: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
- A. Lúa gạo là lương thực chính.
- B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
- C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Câu 29: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang:
- A. Gói bánh chưng.
- B. Nhuộm răng đen.
- C. Xăm mình.
D. Đi chân đất.
Câu 30: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt;
A. Đoàn kết.
- B. Trọng nghĩa khí.
- C. Chống ngoại xâm.
- D. Trọng văn.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận