Giải bài 3: Liên hệ giữa phép nhân với phép khai phương sgk Toán 9 tập 1 Trang 12 16

Đây là kiến thức mới trong chương trình lớp 9 .Và để giúp các bạn làm quen cũng như nắm chắc nội dung bài học , Tech12h xin giới thiệu những bài học bổ ích nhất theo chương trình cơ bản .Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích!

Giải bài 3: Liên hệ giữa phép nhân với phép khai phương sgk Toán 9 tập 1 Trang 12 16

A. Tổng hợp lý thuyết

I.  Định lí 

ĐỊNH LÍ 

  • Với hai số a , b không âm , ta có : $\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}$

II.  Áp dụng

1.  Quy tắc khai phương một tích

Muốn khai phương một tích của các số không âm , ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân các kết quả với nhau .

2.  Quy tắc nhân các căn bậc hai

Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm , ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó .

Tổng quát :

  • Với hai biểu thức A , B không âm , ta có : $\sqrt{A.B}=\sqrt{A}.\sqrt{B}$
  • Đặc biệt , với biểu thức không âm A , ta có : $(\sqrt{A})^{2}=\sqrt{A^{2}}=A$

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 17: Trang 14 - sgk toán 9 tập 1

Áp dụng quy tắc khai phương một tích , hãy tính :

a.  $\sqrt{0,09.64}$

b.  $\sqrt{2^{4}.(-7)^{2}}$

c.  $\sqrt{12,1.360}$

d.  $\sqrt{2^{2}.3^{4}}$

Câu 19: Trang 15 - sgk toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau :

a.  $\sqrt{0,36a^{2}}(a<0)$

b.  $\sqrt{a^{4}(3-a)^{2}}(a\geq 3)$

c.  $\sqrt{27.48(1-a)^{2}}(a>1)$

d.  $\frac{1}{a-b}\sqrt{a^{4}(a-b)^{2}}(a>b)$

Câu 18: Trang 14 - sgk toán 9 tập 1

Áp dụng quy tắc nhân các căn bậc hai , hãy tính :

a.  $\sqrt{7}.\sqrt{63}$

b.  $\sqrt{2,5}.\sqrt{30}.\sqrt{48}$

c.  $\sqrt{0,4}.\sqrt{6,4}$

d.  $\sqrt{2,7}.\sqrt{5}.\sqrt{1,5}$

Câu 20: Trang 15 - sgk toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau :

a.  $\sqrt{\frac{2a}{3}}.\sqrt{\frac{3a}{8}} (a\geq 0)$

b.  $\sqrt{13a}.\sqrt{\frac{52}{a}} (a> 0)$

c.  $\sqrt{5a}.\sqrt{45a}-3a (a \geq 0)$

d.  $(3-a)^{2}-\sqrt{0,2}.\sqrt{180a^{2}}$

Câu 21: Trang 15 - sgk toán 9 tập 1 

Khai phương tích 12 . 30 . 40 được :

A.  1200

B.  120

C.  12

D.  240

Câu 22: Trang 15 - sgk toán 9 tập 1

Biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành dạng tích rồi tính :

a.  $\sqrt{13^{2}-12^{2}}$

b.  $\sqrt{17^{2}-8^{2}}$

c.  $\sqrt{117^{2}-108^{2}}$

d.  $\sqrt{313^{2}-312^{2}}$

Câu 23: Trang 15 - sgk toán 9 tập 1

Chứng minh :

a.  $(2+\sqrt{3})(2-\sqrt{3})=1$

b.  $\sqrt{2006}-\sqrt{2005}$ và $\sqrt{2006}+\sqrt{2005}$ là hai số nghịch đảo của nhau .

Câu 24: Trang 15 - sgk toán 9 tập 1

Rút gọn và tìm giá trị ( làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba ) của các căn thức sau :

a.  $\sqrt{4.(1+6x+9x^{2})^{2}}$ tại $x=-\sqrt{2}$

b.  $\sqrt{9a^{2}(b^{2}+4-4b)}$ tại $a=-2,b=-\sqrt{3}$

Câu 25: Trang 16 - sgk toán 9 tập 1

Tìm x , biết :

a.  $\sqrt{16x}=8$

b.  $\sqrt{4x}=\sqrt{5}$

c.  $\sqrt{9(x-1)}=21$

d.  $\sqrt{4(x-1)^{2}}-6=0$

Câu 26: Trang 16 - sgk toán 9 tập 1

a.  So sánh $\sqrt{25+9}$ và $\sqrt{25}+\sqrt{9}$ .

b.  Với a > 0 , b > 0 , chứng minh $\sqrt{a+b}<\sqrt{a}+\sqrt{b}$ .

Câu 27: Trang 16 - sgk toán 9 tập 1

So sánh :

a.  4 và $2\sqrt{3}$

b.  $-\sqrt{5}$ và -2

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác