Giải bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ sgk Toán 7 tập 1 Trang 8 10

Bài học với nội dung cộng,trừ số hữu tỉ.Và để giúp các bạn làm quen cũng như nắm chắc nội dung bài học , Tech12h xin giới thiệu bài học bổ ích theo chương trình cơ bản .Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích !

Giải bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ  sgk Toán 7 tập 1 Trang 8 10

A.  Tổng hợp kiến thức

I.  Cộng, trừ hai số hữu tỉ

Với $x=\frac{a}{m},y=\frac{b}{m}$ ( $a,b,m\in Z;m>0$ ), ta có :

  • $x+y=\frac{a}{m}+\frac{b}{m}=\frac{a+b}{m}$ 
  • $x+y=\frac{a}{m}-\frac{b}{m}=\frac{a-b}{m}$ 

Ví dụ:  Tính:

a.  $\frac{-2}{3}+\frac{1}{4}=?$

b.  $\frac{2}{5}-\frac{-1}{3}=?$

Hướng dẫn giải:

Ta có :

a.  $\frac{-2}{3}+\frac{1}{4}=\frac{-8}{12}+\frac{3}{12}=\frac{-8+3}{12}=\frac{-5}{12}$

Vậy $\frac{-2}{3}+\frac{1}{4}=\frac{-5}{12}$

b.  $\frac{2}{5}-\frac{-1}{3}=\frac{6}{15}-\frac{-5}{15}=\frac{6-(-5)}{15}=\frac{11}{15}$

Vậy $\frac{2}{5}-\frac{-1}{3}=\frac{11}{15}$

II.  Quy tắc chuyển vế

  • Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó.
  • Với mọi $x,y,z\in Q$ :  $x+y=z=>x=z-y $

Chú ý : 

  • Trong Q, ta cũng có những tổng đại số, trong đó có thể đổi chỗ các số hạng , đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý như các tổng đại số trong Z.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 6: Trang 10 - sgk toán 7 tập 1

Tính:

a.  $\frac{-1}{21}+\frac{-1}{28}$

b.  $\frac{-8}{18}-\frac{15}{27}$

c.  $\frac{-5}{12}+0,75$

d.  $3,5-(-\frac{2}{7})$

Câu 7: Trang 10 - sgk toán 7 tập 1

Ta có thể viết số hữu tỉ $\frac{-5}{16}$ dưới các dạng sau đây:

a)  $\frac{-5}{16}$ là tổng của hai số hữu tỉ âm . Ví dụ:  $\frac{-5}{16}=\frac{-1}{8}+\frac{-3}{16}$

b)  $\frac{-5}{16}$  là hiệu của hai số hữu tỉ dương. Ví dụ: $\frac{-5}{16}=1-\frac{21}{16}$

Với mỗi câu, em hãy tìm thêm một ví dụ.

Câu 8: trang 10 - sgk toán 7 tập 1

Tính:

a.  $\frac{3}{7}+(-\frac{5}{2})+(-\frac{3}{5})$

b.  $(-\frac{4}{3}+(-\frac{2}{5})+(-\frac{3}{2})$

c.  $\frac{4}{5}-(-\frac{2}{7})-\frac{7}{10}$

d.  $\frac{2}{3}-\left [ (-\frac{7}{4})-(\frac{1}{2}+\frac{3}{8}) \right ]$

Câu 9: Trang 10 - sgk toán 7 tập 1

Tìm x , biết : 

a.  $x+\frac{1}{3}=\frac{3}{4}$

b.  $x-\frac{2}{5}=\frac{5}{7}$

c.  $-x-\frac{2}{3}=-\frac{6}{7}$

d.  $\frac{4}{7}-x=\frac{1}{3}$

Câu 10: Trang 10 - sgk toán 7 tập 1

Cho biểu thức:   $A=(6-\frac{2}{3}+\frac{1}{2})-(5+\frac{5}{3}-\frac{3}{2})-(3-\frac{7}{3}+\frac{5}{2})$

Hãy tính giá trị của A theo hai cách :

Cách 1: Trước hết tính giá trị của từng biểu thức trong ngoặc.

Cách 2: Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác